Người chiến sĩ được đặt tên một hòn đảo Trường Sa: Anh đã ngã xuống, nhưng hòn đảo được bảo vệ, và được đặt tên của anh.
Hôm đoàn công tác chúng tôi ra thăm được chia làm hai nhóm để đến với anh em trên cả 2 điểm đảo Phan Vinh A và Phan Vinh B. Khi đặt chân lên cầu cảng, tất cả cán bộ, chiến sĩ đã chờ sẵn trên bờ từ khi nào. du lich Nha trang Sau những cái bắt tay siết chặt, những lời thăm hỏi thân tình, là khoảng lặng xúc động khi đoàn trưởng công tác kể câu chuyện về sự hi sinh quên mình của liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh.
Ở một thành phố bốn mùa có khách du lich thì ăn khuya là nhu cầu không thể thiếu. Các món ăn khuya ở du lich Nha trang không cầu kỳ như các món ăn ban ngày, đôi khi chỉ để lót lòng sau một đêm làm việc hoặc rong chơi.
Tôi đã nhiều lần đến Trường Sa, đã đi chân trần trên sỏi đá ở đảo Phan Vinh vào mùa biển lặng tháng tư hàng năm, lần nào cũng không kìm được xúc động, khi được chính các chiến sĩ ở hòn đảo nhỏ này kể câu chuyện về sự hi sinh kiên cường của liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh.
Chiến sĩ trẻ Trần Văn Quyết, quê ở Đất đỏ Bà Rịa Vũng Tàu nói với chúng tôi: "Chúng em luôn tự hào về Nguyễn Phan Vinh, người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số- hòn đảo duy nhất mang tên người anh hùng này, chúng em tự hào về điều đó".
Anh hùng Trung úy liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh sinh năm 1933 tại Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Như bao trai làng khác, năm 21 tuổi, Vinh lên đường tòng quân nhập ngũ. Hành trang luôn nung nấu trong tim anh là tình yêu Tổ quốc và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngày lên đường, mẹ anh chỉ nói một câu "Tổ quốc đang cần con, con cứ đi đánh giặc". Lời nói ấy tiếp thêm trong tim anh luồng máu nóng. Tạm biệt xóm làng, Nguyễn Phan Vinh ra đi với lòng yêu quê hương vô hạn. Đó là vào một ngày cuối thu năm 1954.
Sau 9 năm kể từ ngày Nguyễn Phan Vinh lên đường tòng quân nhập ngũ vào quân đội, anh chưa về thăm gia đình lần nào, đầu năm 1963, mẹ anh mất vì bị địch bắt, bà bị đánh đập giã man sau một trận chống càn quân địch.
Cùng năm ấy, người anh trai của anh là Nguyễn Đức Lân hi sinh trên chiến trường Quảng Nam. Trận chiến không cân sức giữa tàu 235 với tàu địch ở vùng biển Hòn Hèo (xã Ninh Phước, Ninh Vân, Khánh Hòa) tháng 3-1968, anh và 14 đồng đội đã hi sinh. Cuối năm ấy, bố anh- Ông Nguyễn Đức Mẫn là du kích xã Điện Nam cũng hi sinh trong một trận chống địch càn quét tại xã.
Cũng vào thời điểm ấy, nhiều thanh niên, du kích, người dân ở mảnh đất nghèo khó này đã ngã xuống để bảo vệ dân làng. Nhiều người đã trở thành anh hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Anh ngã xuống giữa làn đạn địch
Vào năm 1968, cuộc chiến đấu của nhân dân ta đang ở giai đoạn quyết liệt. Kẻ địch tìm mọi cách ngăn chặn con đường vận chuyển trên biển mà chúng gọi là con đường "cực kỳ nguy hiểm" này. Chúng đã điều động một lực lượng không quân, hải quân Mỹ và quân đội Sài Gòn khá mạnh để chăng lưới bủa vây trên mặt biển, đón bắt những con tàu cảm tử chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Trên biển, chúng chia thành nhiều tổ, bố trí tàu chiến khắp nơi hòng ngăn chặn tàu của ta. Chúng lắp đặt radar chuyên dụng quét sóng đêm ngày. Trên trời chúng cho máy bay tuần đảo trinh sát, dưới đất chúng cho lính siết chặt canh phòng cẩn mật.
Nhận được mệnh lệnh cấp trên, 11 giờ 30 phút ngày 27-2-1968, tàu 235 xuất phát chở hơn 14 tấn vũ khí vào bến Hòn Hèo dưới sự chỉ huy của Trung úy - thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh. Xác định, đây là chuyến đi cực kỳ nguy hiểm vì địch ráo riết kiểm soát. Hòn Hèo là bến luồng thủy hẹp, nhiều bãi đã ngầm, ngoằn nghoèo, địch bố phòng dầy đặc, đòi hỏi người thuyền trưởng phải có tay nghề lão luyện mới có thể đưa tàu vào bến an toàn. Đảng ủy Lữ đoàn 125 quyết định chọn tàu 235 vượt biển làm nhiệm vụ đặc biệt này.
Tàu có 21 cán bộ, chiến sĩ: Chính trị viên Nguyễn Tương, thuyền phó 1: Đoàn Văn Nhi; thuyền phó 2: Võ Tá Tu; máy trưởng: Trương Văn Mùi; thợ máy: Ngô Văn Thứ, Nguyễn Minh Hải, Trần Lộc; thợ điện: Lê Duy Mai; báo vụ: Phạm Trường Nam, Doãn Quang Ruyện; rađa: Trần Thọ Thuyết; thủy thủ: Ngô Văn Dầu, Nguyễn Văn Phong, Hà Minh Thật, Đào Quang Ty; hàng hải: Mai Văn Khung, Lâm Quang Tuyến; y tá: Hoàng Văn Hòa; cơ yếu: Nguyễn Văn Dũng và chiến sĩ thợ máy: Long An.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét