Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Tuyệt tác kiến trúc xứ Kinh Bắc

Trong tiềm thức của người Việt, khi nói về một ngôi làng thì không thể nhắc đến ngôi đình của làng đó, bởi công trình này là sự kết tinh trí tuệ, công sức và thể diện của người dân cả làng. Có thể nói ngôi đình chính là biểu tượng thiêng liêng của một ngôi làng. 

Ngôi đình càng to, đẹp thì người dân trong làng lại càng tự hào. Nói về sự hoành tráng của những ngôi đình, người xưa có câu: “Thứ nhất là đình Đông Khang/Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm”.
Ngày nay, Đình Đông khang đã không còn do chiến tranh tàn phá, đình Diềm cũng đã biến đổi nhiều,du lich nha trang không còn bề thế như xưa. Chỉ còn Đình Bảng vẫn giữ được nguyên vẹn quy mô kiến trúc của mình. Giới kiến trúc cũng đánh giá đây là ngôi đình đẹp nhất của người Việt còn tồn tại cho đến nay.

Cách Hà Nội 20km về phía Bắc, Đình làng Đình Bảng (Đình Bảng) thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ Pháp). Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).

Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam.

Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng, ngôi đình có thế trường tồn (Nay ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Thạc Lượng cho dựng thử trước khi cho dựng Đình Bảng vẫn còn và được gìn giữ bảo tồn).

Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt),du lich ha long đây là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân cũng thờ Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV. Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng.

Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước.

Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình).

Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức.

Khi bước vào lòng đình, quý khách được đón chào và bị cuốn hút bởi tất cả sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Sự cuốn hút đầu tiên với mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài. Bức Võng phủ kín một diện rộng,du lich phu quoc kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... phía trên bức cửa Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó.

Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ".

Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể hiện sự sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều.

Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc cũng như nhân dân cả nước:

"Thứ nhất là đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Báng, vẻ vang đình Diềm"

Đình Đông Khang ngày nay không còn, cái mà hôm nay ta còn được chiêm ngưỡng lại là Đình làng Đình Bảng. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, du lich campuchia trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Lợn “cắp nách” đặc sản của Lai Châu

Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống.

Lợn “cắp nách” được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Muốn có một đàn lợn “cắp nách” thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, du lich nha trang sau đó thả chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng, tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con chỉ to hơn ngón chân cái.

< Lợn lửng.

Loài lợn này có sức chịu đựng rất giỏi, chúng tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Lợn mới đẻ có thể chạy nhảy và kiếm ăn ngay được, chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tự tách ra.

Cả lũ lợn con đi kiếm ăn thành đàn đến khi nào trưởng thành,du lich thai lan có thể sinh sản mới tự tách ra. Điều đặc biệt là loài lợn này tuy tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định.

< Dẫn "hàng hóa" ra chợ phiên.

Có hộ thì tạo thói quen cho chúng tự về ổ do ông bà chủ làm sẵn ngay đằng sau nhà hay dưới gầm sàn. Còn những đàn lợn “ở ẩn” trong rừng thì chúng đã đánh dấu lãnh địa của mình. Muốn xem đàn lợn đã lớn chưa, người ta chỉ việc vào rừng tìm chúng hoặc ban đêm lần vào ổ của chúng để xem. Ổ được làm bằng những cành cây, lá cây khô.

Muốn bắt chúng cũng rất dễ, người ta có những tiếng kêu đặc trưng để dụ chúng đến rồi bắt. Anh Giàng A Páo, người Mông ở xã Lản Nhì Thàng (Tam Đường-Lai Châu) tâm sự: “Tao lấy gai bồ kết rạch cho xước da chúng ra rồi sát muối vào người chúng từ lúc bé, thỉnh thoảng lại bắt chúng ăn muối, chúng sẽ không bao giờ đi xa đâu”. Chính vì không được nuôi dưỡng nên lợn lửng thuộc loại siêu chậm lớn, mỗi năm chúng chỉ tăng tối đa là 10kg, sau đó hầu như không tăng nữa.

< Lợn lửng bán ngoài chợ.

Chính vì ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ,du lich ha long miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy. Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào…

Hiện nay ở Lai Châu và đặc biệt ở thị xã Lai Châu xuất hiện rất nhiều quán đặc sản lợn cắp nách. Khách từ miền xuôi cũng đã lặn lội về đây để mong được thưởng thức loại “thịt rừng nhân tạo” tấm tắc khen ngon.

Anh Đ.V.T, chủ một quán thịt lợn cắp nách ở thị xã Lai Châu đã khá thành công nhờ kinh doanh món đặc sản lợn cắp nách. Anh cho hay, quán của anh mỗi ngày phục vụ vài trăm “thượng đế” từ khắp nơi đổ đến. Trong nhà anh lúc nào cũng phải có cả trăm con sẵn sàng đưa lên đĩa.

Để đáp ứng được khách hàng anh phải có một đội quân chuyên về các vùng heo hút để tìm mua lợn cắp nách. Ngoài việc thu mua để cung cấp cho nhà hàng, anh còn thu mua để đổ cho các đầu nậu ở các nơi khác.

< Các chú ụt trông khá ngộ nghĩnh.

Mấy năm trước, khi chưa thành lập thị xã Lai Châu thì quán ăn đặc sản còn lẻ tẻ, nay thì mọc tràn lan như nấm. Các quán đặc sản lợn cắp nách tràn cả về miền xuôi, nhất là ở Hà Nội cũng đã có vài nơi kinh doanh. Giờ đây ở Lai Châu, lợn cắp nách đã trở thành món ăn trong các đám cưới, tiệc liên hoan… Thịt lợn cắp nách quả là món ăn hấp dẫn du khách.

Theo như các tay chuyên săn lợn thì ở các xã vùng cao,du lich phu quoc vùng xa như Dào San, Bản Lang, Nậm Xe, Thèo Sin, San Thàng, Nậm Mạ…. có nhiều lợn cắp nách. Lợn ở đó nuôi hoàn toàn theo kiểu hoang dã nên rất ngon. Chúng thuộc loại “siêu chậm lớn” nhưng có thể đem lại “siêu lợi nhuận”. Giá một kg lợn hơi tận nơi thu mua là 20.000 đồng/kg, ra đến thị xã cũng khoảng 25.000-30.000 đồng/kg, tuỳ chất lượng. Về đến Hà Nội thì giá đã...lên trời.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Về Cầu Kè thưởng thức ve non chiên giòn

Yếu tố địa lý đất giồng cùng sự cộng cư của ba dân tộc Kinh – Hoa - Khmer đã tạo cho Cầu Kè (Trà Vinh) nhiều điều “kỳ thú”. Ngoài những sinh hoạt tôn giáo nhiều màu sắc của cộng đồng dân cư, ở đây còn có một vài đặc sản khá độc đáo: dừa sáp – loại dừa nổi tiếng, đắt nhất Việt Nam - trái viết, bánh ống, sim lo... đặc biệt là chuyện dùng vài loại côn trùng làm thực phẩm, trong đó nổi bật nhất là con ve.

Ve sầu (Cicadae), là loại côn trùng đầu to, vỏ cứng, có đốt, hai cánh trong suốt có nhiều vân, không chích cắn, vô hại đối với con người.

Con đực có khả năng tạo ra âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè du lich nha trang, và sau khi làm nhiệm vụ thiêng liêng để duy trì nòi giống thì “từ giã cõi đời.  Con cái đẻ trứng dưới vỏ cây, hoặc khe đá.


Khi ấu trùng ve mới nở rơi xuống sống ở dưới đất, bằng cách chích, hút nhựa rễ cây. Đến gian đoạn sắp trưởng thành, ấu trùng ve đào một đường hầm chui lên mặt đất lột xác du lich thai lan, mọc cánh thành ve, sống ở trên cây…

Ve non trước đây là món ăn dân dã, khó quên của người dân miệt đồng bằng dùng để chiêu đãi “bạn hiền” vì quí hiếm. Tiếng lành đồn xa, “món ve non” sau này trở thành đặc sản nơi các quán ăn và nhà hàng sang trọng. Do nhu cầu gia tăng của một số “trưởng giả” ở thành phố vừa muốn tìm “của lạ”, vừa muốn thưởng thức những món đặc sản của quê nhà, nên các thương lái xuống các tỉnh lùng sục tìm mua về chế biến món ăn theo yêu cầu của “thượng đế”, khiến họ hàng “nhà ve” phải một phen “bối rối” không biết tìm đường nào để “dung thân”, để mang tiếng hát tô điểm cho đời !!. Giá cả ve non thời điểm hiện nay giao động từ khoảng từ 70 - 80.000đ/kg.

Nắm được qui luật và đặc điểm của loài ve (ấu trùng ve thường bò lên khỏi mặt đất vào ban đêm, leo lên thân cây để chuẩn bị lột xác lần cuối), người dân ở cù lao Tân Quy (xã An Phước Tây, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) quê tôi, cứ vào mùa hè (khoảng từ tháng 3 tới tháng 4 âm lịch) là chuẩn bị đồ nghề đi bắt ve non. Chỉ cần một thùng nhỏ có pha sẵn nước muối (hay nước mắm) để ức chế sự lột xác của ve, một cây đèn pin là có thể đi săn ve non được rồi!

Chẳng biết điều kiện môi trường, thời tiết, khí hậu năm nay như thế nào mà “họ hàng nhà ve” xuất hiện rất nhiều nơi đất cù lao Tân Quy. Cứ trời vừa sẩm tối, mặt đất còn hầm hập nóng, thì bọn thanh, thiếu niên “ra quân” săn bắt. Và, đây cũng là lúc những chú ve non đang hì hục “vạch đất” chui lên tìm một gốc cây nào đó để bám vào lột xác trưởng thành. Chỉ cần quơ ánh sáng đèn vào gốc cây chôm chôm, cây nhãn, cây măng cụt, hay cây cà phê…du lich phu quoc thì ta có thể tóm được chúng, bỏ ngay vào thùng đựng nước muối pha loãng để chúng chết không lột xác được (vì nếu để ve sống, trong vài tiếng đồng hồ ve lột xác và mọc cánh, thịt ve dai, mất ngon!).

Một người may mắn và cần mẫn trong một đêm có thể kiếm được từ 2-3 ký ve non rất dễ dàng ! Ve non có nhiều cách chế biến rất tuyệt, mang phong cách dân dã như: nấu cháo (như cháo ong vò vẽ), xào hành, lăn bột chiên…, nhưng “tuyệt chiêu” và ít tốn công hơn cả là ve non chiên giòn.

Ve non bắt về rửa sạch đất, để ra rổ cho ráo nước. Lửa hồng chuẩn bị. Đổ mỡ (“bơ” thì càng tuyệt !) vào chảo. Chờ sôi, đập dập vài tép tỏi phi thơm rồi cho ve vào cho tới khi chín vàng là nhắc xuống. Cải xà lách xoong, cà chua xắt lát xếp ra dĩa. Dùng xạng xúc ve chiên giòn lên. Nhớ pha một chén nước chấm là nước tương xí muội cho đúng điệu. Thế là xong ! …

Trong cái nắng chói chang của mùa hè oi ả, còn gì thú vị cho bằng cùng các “chiến hữu” du lich da lat ngồi dưới bóng cây râm mát trên bờ vườn hay bờ ruộng, gắp một con ve non chiên giòn, chấm vào chén nước chấm đưa lên miệng nhai chậm rãi. Cái vị béo, bùi, giòn tan trong miệng thấm vào vị giác…, thêm một cốc bia lạnh, nếu có, vào nữa thì thật là hết ý.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

“Hạn Khuống” - Linh hồn của bản Mường

Hạn Khuống là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo của người Thái đen vùng Mường Lò. Hạn Khuống thường được tổ chức sau thu hoạch mùa vụ, giữa tiết trời thu đông với hình thức ca nhạc quần chúng.

Hạn Khuống có nghĩa là cái sàn sân dựng ngoài trời ở giữa bản, sân hình vuông cao chừng 1,5m, rộng 0,6m và dài 5m. Xung quanh sàn có lan can, trang trí hoa văn du lich vung tau. Giữa sàn dựng cây nêu là một cây tre to, dài, để lại cả phần ngọn và được trang trí các con giống đủ màu, 4 cây nhỏ dựng ở 4 góc sàn biểu hiện của 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc, cây ở giữa biểu tượng trụ của đỉnh trời.

Hạn Khuống do các cô gái trong một bản chưa chồng đứng ra tổ chức, có sự cố vấn của người già trong bản. Khi nghe Hạn Khuống mở, các chàng trai xa, gần kéo đến và phải qua nhiều cuộc thử tài mới được các cô gái nhận vào tham dự hội.

Các cô chủ Hạn Khuống đặt xa, kéo bông, rút thang đặt bên bếp lửa, kéo sợi dăng ngang lối lên xuống du lich nha trang, các chàng trai muốn được lên sàn hoa phải thắng trong cuộc hát đối với các cô gái trên sàn. Bởi vậy các chàng trai lựa chọn, cử ra những người hát giỏi nhất.

Đây là lời của chàng trai ở bản khác tới:

Anh từ bản xa nhìn thấy lửa
Nhìn thấy bóng áo chàm của em
Nhìn thấy má hồng muốn hỏi thăm
Nhìn thấy “sàn hoa” muốn đến chơi

Lời hát ý nhị nhưng không kém phần bạo dạn, cô gái hát đáp lại:

Anh từ nơi nào tới
Rau ai mà lạc vườn này
Chồng ai mà lạc vào phòng phượng loan?
Tuổi xuân, tình yêu, các cô gái thả hồn mơ mộng:
Đêm trăng sáng
Tâm hồn em như muốn phiêu diêu
Chơi tha thẩn bên bờ cát trắng
Bờ cát trắng lấp lánh ánh trăng
Chờ tiếng pí anh
Luồn qua sương, luồn qua chân núi
Đến với em trong ánh trăng ngời ngời

Hình tượng thơ trong trẻo, sâu sắc mà đượm tình xuất xứ từ tâm thức tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, coi trọng nước và cá là món ăn quý đãi khách và là đồ dẫn cưới không thể thiếu.

Cứ như vậy, cuộc đối đáp mỗi lúc một say sưa, có lúc toàn thể người xem cùng cất tiếng hò hưởng ứng sôi động cả trời đêmdu lich teambuilding. Khi các cô gái nhượng bộ bắc thang cho các chàng trai lên sàn hoa, các chàng trai lại phải hát tiếp để được mời ngồi, mời nước, mời thuốc… Đôi nào ưng ý hẹn đến mùa xuân cùng đi ném còn.

Hạn Khuống có thể diễn ra trong nhiều ngày, với nhiều hình thức vui chơi, giải trí khác như tung còn, múa sạp, múa nón, múa khăn, múa chén… kết hợp với hát đối ứng tác và có sự phụ hoạ của cả đám đông, tối đến là sinh hoạt chủ yếu là hát giao duyên.

Hạn khuống chính là sân chơi của nam nữ chưa lập gia đình. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo đang được phục dựng, bảo tồn và phát triển trên vùng đất Mường lò, vùng quê tổ của tộc người Thái đen.


Sinh hoạt Hạn Khuống lành mạnh, công khai không tốn tiền, không phiền hà bố mẹ, anh em. Không ai phải ra lệnh, trai gái trong bản muốn có Hạn Khuống tự rủ nhau xây dựng lấy.

Là nét đẹp văn hóa, Hạn Khuống được coi là linh hồn của bản Mường, tượng trưng cho phồn vinh no ấm. “Hạn Khuống” thường sinh hoạt vào thu đông hay đầu xuân du lich campuchia. Các chàng trai, cô gái công khai tìm hiểu nhau qua tài nghệ và lời ăn tiếng nói rồi kết tóc se duyên, xây dựng hạnh phúc gia đình.


Mỗi độ hoa ban đua nở trắng đất trời Tây Bắc là lúc xuân về, sàn diễn dân gian “Hạn Khuống” kết thúc để người dân bước vào vụ mới, song dư âm ngày hội khúc tình ca bay bổng bốn phương trời.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Khám phá Xuân Thủy

Con đường nhỏ uốn mình trên đê cuốn theo vị mặn của gió biển như người dẫn đường đưa chúng tôi đến với vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Bất chợt vang lên những tiếng đập cánh, một đàn cò bợ lao về phía rặng sú gần đó khi tiếng động cơ xe máy của chúng tôi phá vỡ không gian yên tĩnh của làng quê...

Tấm biển "Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng" hiện ra trước mắt chúng tôi,xem nha trang. Chiều muộn, từng đàn chim lạ chúng tôi chưa nhìn thấy bao giờ cùng những bầy cò, vịt trời... bay về tổ trên những rặng sú, khóm trang... tạo nên một bức tranh sinh động phản chiếu trên mặt nước yên bình. Hàng ngàn tiếng kêu của các loài chim tạo thành một sóng âm lớn khiến Xuân Thủy như sân khấu của một khúc hòa tấu lạ thường.

Chỉ kịp rút chìa khóa khỏi xe máy, chúng tôi bước thật nhanh về hướng có nhiều chim nhất. Anh Tuấn, một người bạn đam mê nhiếp ảnh và động vật hoang dã đi cùng đoàn, chợt ra hiệu rồi đưa tay chỉ về những rặng sú nhỏ sát chúng tôi. Một đàn cò lạo Ấn Độ (loài cò lớn gấp năm lần cò bợ VN) đang "tâm sự" gần đó.


< Trên triền cát bãi Cồn Lu là một rừng gỗ lũa tuyệt đẹp.

Rón rén cúi thấp người sau những bụi cây, chúng tôi bấm liên tục những tấm ảnh về loài cò ít người từng thấy.
Tiếp tục đi sâu vào khu vực Cồn Lu, chúng tôi phải xắn ống quần cao hơn một chút khi lội xuống bùn. Dưới mặt bùn chi chít những "ngôi nhà" của loài cáy - các hang tròn nhỏ bằng đầu ngón chân; chúng vác chiếc càng to quá khổ so với thân hình chạy rất nhanh vào hang.

Men theo những triền đê chắn sóng, chúng tôi bắt gặp vài chiếc thuyền nan nhỏ của ngư dân bỏ lại. Trong khung cảnh hoang dã, những chiếc thuyền phủ kín những con hà nhỏ bé với vỏ sắc khiến chúng tôi có cảm giác như đang đi khảo cổ,xem du lich campuchia. Cứ thế chúng tôi đi mãi cho tới khi gió biển se lạnh thổi vào đất liền mới quay lại điểm xuất phát khi trời sụp tối, lúc này trên những rặng sú chỉ nghe được tiếng kêu của các loài chim.


< Rừng ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân Thủy.

Đi quãng đường gần 150km bằng xe máy từ Hà Nội rồi lại lăn lê bò toài chụp ảnh khiến chúng tôi thấm mệt. Anh Dũng, cán bộ vườn quốc gia, cho biết: "Những đoàn khách nước ngoài cũng lăn lê như các anh, họ đi suốt mấy ngày và sung sướng khi quan sát động thực vật nơi đây. Nhưng cũng không bằng mấy tay "phượt". Có khi họ trở về tôi không nhận ra nữa: quần áo, mặt mũi bê bết bùn đất, giày dép chiếc mất chiếc còn...".

Sau giấc ngủ tại vườn quốc gia, bản hòa tấu ríu rít của bao loài chim báo thức chúng tôi dậy sớm. Nhờ anh Dũng liên hệ với một bác ngư dân, chúng tôi lên chiếc thuyền nhỏ đi sâu vào khu vực rừng ngập mặn. Bác ngư dân cho biết một số ít hộ dân sống trong khu vực vườn quốc gia mưu sinh bằng nghề cào nghêu, câu mực và nuôi hà. Bác chỉ những đám hà to bằng nắm tay nằm lăn lóc trên bãi bùn: "Chúng tôi gom hà lại rồi vứt ở đây, một năm sau là thu hoạch được".


< Cò mỏ thìa ở Xuân Thủy.

Trong khi chiếc thuyền chèo tay chậm rãi trôi dọc sông Vọp, bác ngư dân giải thích đặc điểm của từng loài chim cũng như điều kiện sống của động thực vật ở đây. Mái chèo khuấy nước lộ ra những đàn cá gần bằng bàn tay. Bác ngư dân nói: "Cá, chim nhiều như vậy nhưng chúng tôi không đụng đến một cọng lông hay cái vảy của chúng".

Con thuyền đưa chúng tôi ra tới cửa Ba Lạt, thăm hải đăng Tiền Hải, đài quan sát cồn Ngạn và cồn Xanh, một đảo cát pha mới bồi đắp.

Bạn có thể đi theo tour du lich đến đây, ngồi xuồng máy thăm thú vùng cửa sông ngập mặn, xem các loại chim trời, tham quan đời sống sinh hoạt của ngư dân trên bến cá Giao Hải, thăm làng dệt lưới, làm nước mắm và chợ quê... nhưng thú vị hơn vẫn là tự khám phá một vùng thiên nhiên hoang dã với một người dân bản địa dẫn đường.


< Con thuyền bị hà bao phủ trông như thuyền cổ.

Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở VN được quốc tế công nhận theo công ước Ramsar và là rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới.


Vườn nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay cửa Ba Lạt của sông Hồng. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100ha, gồm 3.100ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000ha đất rừng ngập mặn.
Hằng năm có tới khoảng 100 loài chim di cư chọn nơi đây là điểm lưu trú trên đường di cư về phương Nam trú đông, trong đó tới 1/5 số lượng cò mỏ thìa của toàn thế giới.


Tại vườn ước tính có 215 loài chim nước sinh sống, nhiều loài gần như tuyệt chủng có tên trong sách đỏ thế giới như: rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ... Dưới làn nước thủy triều có khoảng 165 loài động vật nổi và 154 loài động vật đáy, tổng cộng khoảng 500 loài động vật. Vườn hiện có 120 loài thực vật bậc cao, trong đó nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao.


TAG:du lich nha trang

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

10 cây cầu 'độc và lạ' nhất Việt Nam

Những cây cầu mang kỷ lục Việt Nam luôn là điểm nhấn cảnh quan tại nơi mà chúng bắc qua, rất thu hút sự chú ý của người dân và du khách quốc tế.

Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội, nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định), dài gần 7 km, với tổng số vốn đầu tư là 582 tỷ đồng,xem du lich nha trang.

Được khởi công xây dựng vào tháng 11/2002 và khánh thành vào ngày 12/12/2006, cầu Thị Nại có phần chính dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m (kể cả hệ thống cầu gom) với 5 cầu ngắn, gồm 54 nhịp, có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m. Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.

< Cầu Thị Nại chụp từ trên không.

Cầu Thị Nại ứng dụng công nghệ thi công hiện đại, dùng cọc khoan nhồi có đường kính từ 1,2-1,5 m, dầm hộp bê tông liên tục, dầm supper T ứng suất trước.

5 nhịp chính thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng đối xứng, bê tông dầm hộp có cáp dự ứng lực trong và ngoài, còn 49 nhịp dẫn sử dụng dầm Supper T ứng suất trước.

Từ khi đưa vào hoạt động, cầu Thị Nại đã giúp giảm thiểu tối đa thời gian qua lại từ bán đảo Phương Mai và thành phố Quy Nhơn, giúp phát triển mạnh khu kinh tế Nhơn Hội. Tuy nhiên, đến tối 19/11 vừa qua, ông Nguyễn Hà Đông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định, xác nhận cầu Thị Nại bị đứt cáp một nhịp, nhưng do dây cáp thay thế phải chờ nhập từ nước ngoài nên thời gian hạn chế tải trọng ô tô qua lại nhanh nhất sẽ là hai tháng.

Hiện tại, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định đã lập hai trạm barie hai bên đầu cầu và một trạm kiểm soát ở đầu cầu phía bắc, chỉ cho phép các xe có tải trọng từ 15 tấn trở xuống qua lại.

Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành vào tháng 4/2010, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Được khởi công ngày 25/9/2004, cầu Cần Thơ có chiều dài toàn tuyến là 15,85 km, chiều rộng 23,1 m với bốn làn xe với tốc độ thiết kế 80 km/h, mỗi làn rộng 3,5m cùng hai làn dành cho người đi bộ 2,75 m. Cầu có tĩnh không thông thuyền cao 39 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT qua lại.

Điểm khởi đầu cầu tại km 2061 trên Quốc lộ 1 huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, điểm cuối cầu tại km 2077 Quốc lộ 1 quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Tổng mức đầu tư của công trình là 4.832 tỷ đồng (thời điểm năm 2001 là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Hiện, cầu Cần Thơ đang góp phần thông thương tuyến TP HCM đi về thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang. Nhờ chiếc cầu này, các loại phương tiện giao thông và hàng hóa không phải mất bình quân 15 phút để sang sông theo những chuyến phà, chưa kể nhiều ngày lễ, tết,xem du lich campuchia… phải mất cả buổi vì kẹt phà như trước đây.

Cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam

Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam, được thiết kế với 2 trụ tháp cao 92 m, cách nhau 405 m, tĩnh không thông thuyền 27 m, kết cấu dầm hộp thép hợp kim suốt toàn bộ nhịp treo dài 650 m, được chế tạo bằng công nghệ dầm tăng cứng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tổng chiều dài cây cầu nối 2 bờ vịnh Đà Nẵng là 1.850 m (dài hơn cầu Mỹ Thuận 300 m), rộng 18 m, với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách.

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc thiết kế. Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 và tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 là nhà thầu chính. Cầu khởi công xây dựng vào ngày 16/1/2003; thông xe kỹ thuật ngày 25/3/2009 và khánh thành ngày 19/7/2009.

Cầu nằm ngay cửa sông, cách sông Hàn 2.700 m về phía hạ lưu. Điểm đầu cầu phía quận Hải Châu, nối với tuyến đường Liên Chiểu - Thuận Phước. Điểm cuối cầu phía quận Sơn Trà, nối với tuyến đường từ khu công nghiệp đóng tàu đến khu công nghiệp dịch vụ thủy sản.

Là công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, cầu Thuận Phước đang được xem là “chìa khóa vàng” mở cửa cho du lịch Sơn Trà.

Cầu quay dây văng đầu tiên và duy nhất Việt Nam

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Được khởi công xây dựng ngày 2/9/1998 và đưa vào sử dụng đúng ngày 29/3/2000, so với nhiều cây cầu khác trong nước, thì cầu sông Hàn không có tầm vóc quy mô, bề thế, hay hoành tráng nhưng lại có những đặc điểm riêng được nhiều người nói đến…

Hàng đêm, khoảng 1 - 2h sáng, phần giữa của cây cầu sẽ quay quanh trục một góc vuông 90 độ, nằm song song với dòng chảy để tàu bè lớn có thể chạy từ sông ra biển và ngược lại.
Thời gian để cầu quay mất khoảng 15 đến 20 phút. Sau khi mở cửa khoảng 4 giờ, cầu Sông Hàn sẽ được xoay về vị trí cũ.

Cầu dài nhất bắc qua sông Hồng

Mới đây, sáng 18/12, tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng trên quốc lộ 2C, nối thị xã Sơn Tây với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã chính thức được khởi công. Đây là cây cầu chính trên tuyến đường vành đai 5, là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng tính đến thời điểm hiện nay, kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Cầu có tổng chiều dài gần 5,5km, trong đó, phần cầu dài gần 4,5km, đường hai đầu cầu dài hơn 1 km. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cầu có bề rộng 16,5m, gồm 4 làn xe với tốc độ thiết kế 80km/g. Dự án do BQL dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 137 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc là 100 triệu USD thông qua Quỹ EDCF và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 37 triệu USD. Thời gian thi công là 36 tháng.

Cầu có thiết kế độc đáo và mới lạ nhất

Với thiết kế thể hiện hình ảnh một con rồng đang bay trên sông Hàn, đầu ngẩng cao, thân uốn lượn... cầu Rồng được Hiệp hội cầu đường thế giới ghi nhận là độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.

Cầu Rồng bắc qua sông Hàn có mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, khởi công năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013; được Hiệp hội cầu đường thế giới ghi nhận là một trong những cây cầu có thiết kế độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.

Theo đó, cầu Rồng được xây dựng tại khu vực nút giao thông gần Cổ Viện Chàm nối với nút giao thông Nguyễn Văn Linh nối dài, phía đông là nút giao thông đường Trần Hưng Đạo, kéo dài đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc.

Cầu Rồng do Công ty Louis Berger Group, Inc. (Mỹ) thiết kế, với quy mô vĩnh cửu, chịu được chấn động cấp 6, tĩnh không thông thuyền 7m; tổng chiều dài 666,6m, bao gồm một nhịp chính dài 200m, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 128m, phần nhịp đuôi rồng dài 64,15m, nhịp đầu rồng dài 72m. và phần dẫn phía Đông kết cấu dầm bê tông cốt thép 122,565m. Chiều rộng cầu là 37,5m gồm 6 làn đường, 1 dải ngăn cách là thân rồng và hành lang đi bộ 2 bên.

Theo thiết kế, cầu Rồng thể hiện hình ảnh một con rồng đang bay trên sông Hàn, đầu rồng ngẩng cao, thân rồng uốn lượn và cùng với hệ thống đèn chiếu sáng trang trí, kiến trúc cảnh quan. Cầu Rồng kỳ vọng trở thành điểm nhấn kiến trúc Đà Nẵng.

“Đà Nẵng đã nghĩ ra được cây cầu độc đáo này. Cũng là cầu mái vòm nhưng hình dáng thì đúng là ở Việt Nam chưa từng có,Xem du lich teambuilding. Anh em trong nghề chúng tôi thỉnh thoảng lại nói với nhau, phen này rồng… bay vào Đà Nẵng rồi”, ông Cấn Hồng Lai, Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1, cho biết.

Cầu sắt nhiều tuổi nhất

Cầu Long Biên là cây cầu sắt thép nhiều tuổi nhất bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng, từ năm 1899 - 1902, đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện, trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.

Vào đầu thế kỷ XX, Long Biên là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình sắt thép đồ sộ nhất bán đảo Đông Dương. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái, còn tên Long Biên được đặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trước khi xây dựng, một cuộc thi thiết kế cầu Long Biên đã được tổ chức vào năm 1897 và phương án của Gustave Eiffel (người thiết kế xây tháp Eiffel) được chọn, với tổng vốn đầu tư 10,5 triệu quan Pháp. Hãng Daydé & Pillé thi công phần chính, Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Cầu chính qua sông dài 1.682 m và cầu dẫn dài 896 m, gồm 19 nhịp đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng). Cầu chia thành 9 khung khổng lồ, mỗi khung dài 61 m. Giữa là đường xe lửa, hai bên là là đường dành cho các loại xe (rộng 2,6 m) và người đi bộ (rộng 0,4 m).

Vào tháng 2/1902, cầu được khánh thành và vua Thành Thái cũng ngự giá Bắc tuần để dự lễ thông cầu. Đến nay, cây cầu đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện của cả dân tộc, trong đó có hai sự kiện nổi bật của thế kỷ XX là cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954, trả lại quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam; tiếp đến là những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ, tuy chịu nhiều bom đạn nhưng cầu Long Biên vẫn đứng vững.

Kể từ khi có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên chỉ dành cho người đi xe đạp và cho những đoàn tàu. Cầu cơ bản vẫn không thay đổi về kết cấu. Tuy nhiên, mới đây, bà Nguyễn Nga, kiến trúc sư quy hoạch đô thị Paris, đã trình bày đề án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát triển cầu Long Biên, với tham vọng biến cây cầu sắt thép nhất Việt Nam và 131 vòm cầu dọc phố Phùng Hưng, tháp nước Hàng Đậu, cải tạo bãi giữa sông Hồng... thành một bảo tàng văn hóa lịch sử sống giữa lòng Hà Nội, với số tiền đầu tư dự kiến lên tới 5.000 tỉ đồng (không thực hiện bằng cách kêu gọi nguồn vốn nhà nước).

Đáp lại lời kêu gọi này, dư luận xem tham vọng của bà Nguyễn Nga là "siêu dự án trong mơ". Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng, riêng việc thông qua dự án cũng phải trải qua cả rừng thủ tục.

Cầu rộng nhất

Cầu Vĩnh Tuy không chỉ là cây cầu rộng nhất Việt Nam, mà còn giành các kỷ lục khác như: cây cầu hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất là tám nhịp liên tục, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất...

Cầu Vĩnh Tuy được khởi công xây dựng ngày 3/2/2005 và thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9/2009, có vốn thi công lớn nhất Việt Nam tính đến hiện tại 5.500 tỷ đồng. Đây là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; là cây cầu bắc qua sông Hồng có điểm đầu phía bờ Nam là phường Vĩnh Tuy - Thanh Lương, cách ngã ba dốc Minh Khai 275m về phía cầu Mai Động, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Điểm cuối phía bờ Bắc là phường Sài Đồng, vượt qua đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 5 tại km 2+630, nút giao với tuyến chính cùng 3 nhánh đường kết nối quốc lộ 5 và đường nội bộ dân khu công nghiệp Sài Đồng thuộc quận Long Biên.

Cầu Vĩnh Tuy có tổng chiều dài toàn tuyến là 5.830m, trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3.778 m. Cầu được kết cấu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 77 nhịp, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990m, đặt trên 2 mố và 76 trụ, trong đó 6 nhịp thông thuyền giữa sông dài 135m/nhịp. Quy mô mặt cắt ngang rộng 19,25 m. Mặt cắt ngang của các tuyến đường chính hai đầu cầu rộng 60 m (đây cũng là khổ cầu bê tông lớn nhất hiện nay tại Việt Nam).

Cầu được bố trí cho 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. Đường trên tuyến cũng được xây dựng hoàn chỉnh cho 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt và 2 làn xe hỗn hợp.

Kể từ khi được đưa vào sử dụng, cầu Vĩnh Tuy đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn, góp phần tăng cường giao lưu và phát triển kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong khu vực kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, nó còn góp phần giải quyết ách tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô, làm giảm áp lực giao thông cho cầu Chương Dương và đáp ứng nhu cầu vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc và Nam vào Thủ đô Hà Nội.

Ngày 5/10 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn II, với tổng mức đầu tư khoảng 2.561 tỷ đồng. Mặt cầu sau khi mở rộng đạt 38 m, gấp đôi so với hiện nay và trở thành cầu rộng nhất Việt Nam.

Cầu Vĩnh Tuy mới sẽ nối quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên, có tổng chiều dài cầu khoảng 3.504 m, chiều cao thông thuyền 10 m, bề rộng thông thuyền 80 m, mặt cắt ngang cầu 19,25 m. Diện tích sử dụng đất của giai đoạn II khoảng 42 ha. Điểm đầu dự án giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng); điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Tim cầu giai đoạn II nằm song song và cách tim cầu giai đoạn I 21,25 m về phía hạ lưu sông Hồng (mép 2 cầu cách nhau 2 m).

Cầu cao nhất

Cầu Pá Uôn là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam bắc qua sông Đà (tại địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai), có tổng vốn đầu tư gần 740 tỷ đồng, được khởi công vào ngày 28/5/2007 và đã chính thức được hợp long vào ngày 18/4/2010.


Đây là dự án được xếp vào cấp đặc biệt quan trọng do kết cấu trụ cầu lớn, biện pháp thi công mới và tiến độ thi công rất hết sức gấp rút để phục vụ cho vùng Tây Bắc rộng lớn khi có thủy điện Sơn La, đồng thời tạo ra tuyến kết nối ngắn nhất giữa hai tỉnh Lai Châu và Sơn La. Cầu được thiết kế theo quy mô cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực và thi công theo hệ dầm liên tục, với chiều dài trên 918 m, khổ cầu 9 m gồm 2 mố và 11 trụ.

Vì cầu Pá Uôn nằm trong vùng động đất cấp 8-9 nên kết cấu thân trụ đã được tính toán kỹ trong tổng thể khung dầm, vừa nhằm đảm bảo độ cứng khi chịu lực và mềm dưới tác dụng của lực động đất. Ngoài ra, do cầu nằm trong vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, phía thượng lưu là thủy điện Lai Châu nên trụ chính được thiết kế lên đến 98 m, khoan sâu 26 m.

Cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và dài nhất

Nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo biển Cửa Lục thuộc tỉnh Quảng Ninh, cầu Bãi Cháy khánh thành vào năm 2006, là cây cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và có nhịp cầu chính dài nhất thế giới.

Cầu Bãi Cháy có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, có chiều dài 903m, chiều cao thông thuyền là 50m, chiều rộng 25,3m (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) cùng 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m. Tư vấn thiết kế - giám sát là Viện cầu và kết cấu Nhật Bản, còn nhà thầu thi công là liên danh Shimizu-Simitomo Mitsui.

Đây là loại cầu có dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, với khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới.

Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến,xem du lich thai lan. Ngoài ra, cầu còn được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng.

Cây cầu đã vượt qua tin đồn dự đoán sập vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, bà Hằng - được cho là tác giả của nó - đã bác bỏ điều nay.