Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

“Hạn Khuống” - Linh hồn của bản Mường

Hạn Khuống là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo của người Thái đen vùng Mường Lò. Hạn Khuống thường được tổ chức sau thu hoạch mùa vụ, giữa tiết trời thu đông với hình thức ca nhạc quần chúng.

Hạn Khuống có nghĩa là cái sàn sân dựng ngoài trời ở giữa bản, sân hình vuông cao chừng 1,5m, rộng 0,6m và dài 5m. Xung quanh sàn có lan can, trang trí hoa văn du lich vung tau. Giữa sàn dựng cây nêu là một cây tre to, dài, để lại cả phần ngọn và được trang trí các con giống đủ màu, 4 cây nhỏ dựng ở 4 góc sàn biểu hiện của 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc, cây ở giữa biểu tượng trụ của đỉnh trời.

Hạn Khuống do các cô gái trong một bản chưa chồng đứng ra tổ chức, có sự cố vấn của người già trong bản. Khi nghe Hạn Khuống mở, các chàng trai xa, gần kéo đến và phải qua nhiều cuộc thử tài mới được các cô gái nhận vào tham dự hội.

Các cô chủ Hạn Khuống đặt xa, kéo bông, rút thang đặt bên bếp lửa, kéo sợi dăng ngang lối lên xuống du lich nha trang, các chàng trai muốn được lên sàn hoa phải thắng trong cuộc hát đối với các cô gái trên sàn. Bởi vậy các chàng trai lựa chọn, cử ra những người hát giỏi nhất.

Đây là lời của chàng trai ở bản khác tới:

Anh từ bản xa nhìn thấy lửa
Nhìn thấy bóng áo chàm của em
Nhìn thấy má hồng muốn hỏi thăm
Nhìn thấy “sàn hoa” muốn đến chơi

Lời hát ý nhị nhưng không kém phần bạo dạn, cô gái hát đáp lại:

Anh từ nơi nào tới
Rau ai mà lạc vườn này
Chồng ai mà lạc vào phòng phượng loan?
Tuổi xuân, tình yêu, các cô gái thả hồn mơ mộng:
Đêm trăng sáng
Tâm hồn em như muốn phiêu diêu
Chơi tha thẩn bên bờ cát trắng
Bờ cát trắng lấp lánh ánh trăng
Chờ tiếng pí anh
Luồn qua sương, luồn qua chân núi
Đến với em trong ánh trăng ngời ngời

Hình tượng thơ trong trẻo, sâu sắc mà đượm tình xuất xứ từ tâm thức tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, coi trọng nước và cá là món ăn quý đãi khách và là đồ dẫn cưới không thể thiếu.

Cứ như vậy, cuộc đối đáp mỗi lúc một say sưa, có lúc toàn thể người xem cùng cất tiếng hò hưởng ứng sôi động cả trời đêmdu lich teambuilding. Khi các cô gái nhượng bộ bắc thang cho các chàng trai lên sàn hoa, các chàng trai lại phải hát tiếp để được mời ngồi, mời nước, mời thuốc… Đôi nào ưng ý hẹn đến mùa xuân cùng đi ném còn.

Hạn Khuống có thể diễn ra trong nhiều ngày, với nhiều hình thức vui chơi, giải trí khác như tung còn, múa sạp, múa nón, múa khăn, múa chén… kết hợp với hát đối ứng tác và có sự phụ hoạ của cả đám đông, tối đến là sinh hoạt chủ yếu là hát giao duyên.

Hạn khuống chính là sân chơi của nam nữ chưa lập gia đình. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo đang được phục dựng, bảo tồn và phát triển trên vùng đất Mường lò, vùng quê tổ của tộc người Thái đen.


Sinh hoạt Hạn Khuống lành mạnh, công khai không tốn tiền, không phiền hà bố mẹ, anh em. Không ai phải ra lệnh, trai gái trong bản muốn có Hạn Khuống tự rủ nhau xây dựng lấy.

Là nét đẹp văn hóa, Hạn Khuống được coi là linh hồn của bản Mường, tượng trưng cho phồn vinh no ấm. “Hạn Khuống” thường sinh hoạt vào thu đông hay đầu xuân du lich campuchia. Các chàng trai, cô gái công khai tìm hiểu nhau qua tài nghệ và lời ăn tiếng nói rồi kết tóc se duyên, xây dựng hạnh phúc gia đình.


Mỗi độ hoa ban đua nở trắng đất trời Tây Bắc là lúc xuân về, sàn diễn dân gian “Hạn Khuống” kết thúc để người dân bước vào vụ mới, song dư âm ngày hội khúc tình ca bay bổng bốn phương trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét